Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 152 Luật doanh nghiệp) sẽ làm giảm số doanh nghiệp và quy mô được tăng lên vì nhiều doanh nghiệp hợp lại thành một doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, có lĩnh vực kinh doanh có quy mô nhỏ đạt hiệu quả kinh tế, nhưng cũng có lĩnh vực kinh doanh lớn mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong ngành kinh doanh đòi hỏi phải có số vốn lớn, yêu cầu kĩ thuật hiện đại và phải cạnh tranh mãnh liệt. Vì vậy, nhà đầu tư hợp nhất doanh nghiệp với nhau tạo thành doanh nghiệp lớn để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thương trường. Để tiến hành hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp có ý định hợp nhất với nhau phải cũng nhau chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.
Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất:
+ Lập và phê duyệt phương án kinh doanh tiền khả thi;
+ Tìm kiểm, kiểm tra, phân tích mức độ hợp pháp đối với trụ sở doanh nghiệp;
+ Xây dựng ý tưởng và kiểm tra mức độ hợp pháp đối với tên doanh nghiệp;
+ Xây dựng ngành nghề công ty được hợp nhất phù hợp với ngành nghề đã đăng ký;
+ Nghiên cứu và kiểm tra quy định pháp luật đối với người đại diện công ty được hợp nhất;
+ Phân tích các quy định pháp luật khác liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp;
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp;
+ Xây dựng quy chế hoạt động công ty được hợp nhất;
+ Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức công ty được hợp nhất;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở kế hoạch và Đầu tư:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả;
+ Nếu hồ sơ chưa đúng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung;
+ Nếu hồ sơ thiếu: bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh:
+ Xuất trình giấy hẹn nhận kết quả;
+ Nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh;
+ Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh;
+ Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân.
Thành phần hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất bao gồm:
1) Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được hợp nhất theo hướng dẫn tại thủ tục thành lập công ty TNHH, thủ tục thành lập công ty cổ phần;
2) Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 152 Luật doanh nghiệp
3) Biên bản họp về việc hợp nhất công ty:
+ Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
+ Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
4) Quyết định bằng văn bản về việc hợp nhất công ty:
+ Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
+ Của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần.
5) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty bị hợp nhất