Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại TP Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại Đà Nẵng  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Đà Nẵng  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Đà Nẵng

Tái cơ cấu doanh nghiệp

Tái cơ cấu (Reengineering) là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một công ty. Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v…) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình.

tai-co-cau-doanh-nghiep
Nhu cầu tái cơ cấu trở nên cấp bách khi hiện trạng của các tổ chức đang gặp nhiều vấn đề trong cơ cấu, hoạt động khiến tổ chức hoạt động không hiệu quả; thậm chí trì trệ, đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản. Nhiều nguyên do là do vấn đề cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu được đặt ra; thậm chí là cấp bách nhất. Thể hiện cụ thể là:

– Tổ chức không xác định nổi chiến lược và kế hoạch.
– Đội ngũ lãnh đạo của tổ chức làm việc không hiệu quả. Các tố chất, bao gồm tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ lãnh đạo trong một tổ chức đóng một vai trò quan trọng. Nếu sai, kém… sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức.
– Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết. Đây là một lý do mà nhiều tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài chính để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất.
– Quản trị nguồn nhân sự yếu kém. Có thể nói con người là một yếu tố có tính chất quyết định tới sự thành công của tổ chức và doanh nghiệp và nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề này thì cần phải được điều chỉnh kịp thời và phải có định hướng mang tính lâu dài.
– Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý. Một cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép doanh nghiệp sử dụng các thông tin từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho hoạt động phối hợp giữa các đơn vị được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn.

Nội dung của tái cơ cấu quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện công việc, phối hợp công việc và điều hành công việc. Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách về quản lý, tái cấu trúc lại các quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Tái cơ cấu thường quan tâm đến việc xem xét các hệ thống lập kế hoạch kinh doanh, hệ thống quản trị chuỗi cung, quản trị thông tin, hệ thống quản trị nhân lực, hệ thống quản trị tài chính và quản trị quan hệ khách hàng…
Định hướng vị trí của khu vực DNNN theo các ngành tại Việt Nam
Bài viết này đề cập đến việc tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh và tổ chức của doanh nghiệp. Để xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nội dung trên, ít nhất có 2 yếu tố căn bản cần cân nhắc: ngành nghề kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp.

– Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: sức cạnh tranh và sự hiện diện của khu vực DNNN hiện nay tại đây là thấp hoặc trung bình, Chính phủ nên cổ phần hoá và thoái vốn toàn bộ khỏi các lĩnh vực này.

– Lĩnh vực khai khoáng: mặt hàng khoáng sản ít nhiều có tính chuyên biệt tương đối cao nên mức độ can thiệp của nhà nước đối với lĩnh vực này sẽ cao hơn, đặc biệt với các loại khoáng sản được xem là có tính chiến lược quốc gia như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Nhà nước có thể vẫn giữ cổ phần tại các doanh nghiệp lớn trong những này, tuy nhiên nên chuyển sang dạng công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm quyền chi phối để tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Với những ngành khai khoáng không có tính chiến lược quốc gia, nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp. Các ngành khai khoáng khác nên để tư nhân đảm nhận. Nhà nước nên hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để phát triển qui hoạch khai khoáng cho hợp lý.

– Công nghiệp chế biến chế tạo: Nhà nước không nhất thiết phải nắm cổ phần tại các ngành có tính cạnh tranh cao. Với những ngành có tính độc quyền nhóm, nếu đó là nơi khu vực DNNN hiện đang hiện diện ở mức trung bình trở xuống thì nhà nước cũng nên thoái vốn nếu sản phẩm của chúng không được đánh giá lại là “có tính lợi ích chiến lược quốc gia”. Với 5 ngành có đặc tính độc quyền hoặc độc quyền nhóm mà các DNNN đang nắm vai trò chi phối, nhà nước nên cân nhắc lại đó có phải là ngành “có tính lợi ích chiến lược quốc gia” hay không.

– Các ngành dịch vụ tiện ích: xu hướng cải cách theo hướng thị trường của các ngành dịch vụ tiện ích là phân tách các công đoạn cung ứng dịch vụ trong mỗi ngành nhằm thiết kế các cơ chế thị trường khác nhau cho mỗi công đoạn.

– Xây dựng: các DNNN trong tất cả các lĩnh vực này nên được cổ phần hoá triệt để. Nhà nước không những chỉ cổ phần hoá mà còn nên rút toàn bộ vốn đầu tư khỏi các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này.

– Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống; và kinh doanh bất động sản: hoàn toàn có thể hoạt động mà không cần có sự hiện diện của khu vực DNNN. Nhà nước nên rút khỏi toàn bộ các ngành có tính cạnh tranh.

– Vận tải và kho bải: tách phần điều hành hệ thống mạng lưới giao thông ra khỏi các hoạt động vận tải.

– Thông tin và truyền thông: lĩnh vực phát thanh và truyền hình cũng cần áp dụng cơ chế tương tự như các lĩnh vực cung cấp dịch vụ tiện ích và viễn thông, Việt Nam cần tách hai công đoạn này ra khỏi nhau.

– Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: Chính phủ nên sử dụng các biện pháp điều tiết để kiểm soát các ngành này thay vì sử dụng công cụ DNNN.

– Hoạt động dịch vụ chuyên môn, hỗ trợ, giải trí và xã hội: cần hướng vào việc tạo lập các thị trường để sao cho các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng gia nhập ngành.

Giải pháp đẩy nhanh quá trình cải tiến mô hình quản trị tại các DNNN

Chính phủ cần mạnh dạn đổi mới tư duy về quản trị DNNN. Chính phủ nên thuyết phục từ bỏ chức năng đại diện quyền chủ sở hữu của các Bộ/ngành và địa phương sẽ giúp cho họ tập trung và chuyên môn hoá nhiều hơn vào việc xây dựng các chính sách quản lý và giám sát.

Chính phủ cần xây dựng và ban hành một văn bản qui định rõ ràng hai loại vị trí người quản giám là người phải vì lợi ích công và đại diện tham gia quản trị DNNN để hướng DNNN theo đuổi đúng các tôn chỉ lợi ích công; người quản lý là người được hội đồng quản trị DNNN thuê để điều hành DNNN hiệu quả theo những mục tiêu mà hội đồng quản trị đề ra.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon