Thành lập doanh nghiệp không còn là vấn đề quá mới mẻ, hiện tại thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng trở nên tối ưu, đơn giản hoá để phù hợp với xu hướng và nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề cần lưu ý, nhất là đối với những người còn ít nhiều bỡ ngỡ về pháp luật doanh nghiệp. Sau đây tư vấn Blue sẽ hỗ trợ các Quý doanh nghiệp vấn đề này.
Tham khảo ==> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Điểm đầu tiên cần lưu ý là các loại hình doanh nghiệp. Các loại hình này được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, Quý doanh nghiệp cần cân nhắc loại mô hình doanh nghiệp phù hợp:
– Công ty TNHH một thành viên
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Công ty cổ phần
– Công ty hợp danh
– Doanh nghiệp tư nhân
Thứ hai, tên doanh nghiệp: được quy định tại các điều từ 38 đến 42 Luật doanh nghiệp 2014, gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng; trong đó đặc biệt chú ý không được đặt tên trùng và dễ gây nhầm lẫn; không vi phạm đạo đức, văn hoá, thuần phong mỹ tục. Ngoài ra tên doanh nghiệp còn có tên viết tắt và tên bằng tiếng nước ngoài (không bắt buộc).
Thứ ba, trụ sở chính: được quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp, phải là địa chỉ được xác định, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
Thứ tư, về chủ sở hữu của doanh nghiệp: Cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
Thứ năm, ngành nghề kinh doanh: Đây là một vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu đối với việc thành lập doanh nghiệp. Những ngành nghề doanh nghiệp đăng ký chính là những hoạt động mà doanh nghiệp sẽ làm sau thành lập. Vì vậy khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, cần chuẩn bị trước những ngành nghề, lĩnh vực mà Quý doanh nghiệp sẽ hoạt động và những ngành nghề (thường có liên quan) mà trong tương lai có thể sẽ hoạt động.
Thứ sáu, vốn điều lệ được quy định tại điểm 29 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Thường thì vốn điều lệ sẽ không bị giới hạn trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định (phải có số vốn tối thiểu). Vốn điều lệ cũng sẽ quyết định đến việc nộp lệ phí môn bài sau thành lập như sau:
– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên mười tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là 3 triệu đồng một năm.
– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ mười tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài là 2 triệu đồng một năm.
Trên đây là các vấn đề cơ bản nhất cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Tư vấn Blue hy vọng đã giúp ích phần nào cho quá trình thành lập của Quý doanh nghiệp. Nếu có bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với tư vấn Blue để được tư vấn một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.