Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại TP Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại Đà Nẵng  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Đà Nẵng  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Đà Nẵng

Bốn bước cơ bản để thành lập công ty tại Đà Nẵng.

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật kinh doanh, Công ty Luật Blue chúng tôi  đã tư vấn, đại diện hỗ trợ khách hàng và  hàng ngàn lượt doanh nhân thực hiện thành lập công ty tại  các tỉnh thành. Chúng tôi tự hào là đơn vị tư vấn pháp luật kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thành lập công ty và hỗ trợ Doanh nhân khởi nghiệp. Với uy tín và năng lực của mình Luật  Blue tin tưởng rằng sẽ mang đến cho các doanh nhân một sự khởi đầu tốt nhất, chi phí hợp lý nhất, đảm bảo an toàn pháp lý cao nhất khi  quý khách sử dụng trọn gói dịch vụ thành lập công ty uy tín giá rẻ tại Đà Nẵng của chúng tôi.

Tham khảo == > Thành lập công ty tại Đà Nẵng

HINH ẢNH THANH LAP CONG TY 5

Bốn bước cơ bản để thành lập một công ty tại Đà Nẵng.

Bước thứ nhất: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp.
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải hiểu rõ đặc điểm từng loại hình doanh nghiệp để lựa chọn loại hình cho phù hợp. Ví dụ như nếu lựa chọn loại hình công ty cổ phần thì phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập và không giới hạn số lượng tối đa, còn nếu lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có tối thiểu 02 thành viên sáng lập và giới hạn tối đa là 50 thành viên.

Khi bạn lựa chọn được loại hình doanh nghiệp thì bạn phải chuẩn bị giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) của chủ doanh nghiệp, thành viên/cổ đông công ty. Trong hồ sơ thành lập công ty tại Đà Nẵng  không cần phải sổ hộ khẩu của thành viên/cổ đông sáng lập công ty.
– Tiếp theo là bạn đặt tên công ty. Tên công ty nên đặt ngắn gọn, súc tích và có thể nêu dịch vụ chính của công ty ở đó để sau này tiện giao dịch, về vấn đề này thì tùy từng chủ doanh nghiệp. Mặt khác tên công ty phải không được trùng và gây nhầm lần với những công ty đã được thành lập trước đó trong phạm vi quốc gia. Muốn biết được trùng hay không trùng thì bạn tra cứu trên Website thông tin điện tử về đăng ký kinh doanh
– Sau khi lựa chọn được tên công ty, bạn cân nhắc nên đặt trụ sở công ty ở đâu. Trụ sở công ty là phải địa điểm có thật, mặc dù khi thông báo đến Sở kế hoạch đầu tư thì không cần giấy tờ chứng minh về địa điểm kinh doanh nhưng khi thông báo đến cơ quan thuế về việc thành lập công ty, cơ quan thuế sẽ đến kiểm tra về trụ sở công ty có tồn tại hay không. Nếu bạn đặt trụ sở công ty tại đâu thì bạn phải khai báo với chi cục thuế tại đó
– Tiếp đến là bạn xác định được ngành nghề kinh doanh của mình, đâu là ngành nghề chính, đâu là ngành nghề dự kiến sẽ kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh ngành nghề dự kiến công ty sẽ kinh doanh ngay từ đầu sẽ giúp bạn đỡ phải bổ sung ngành nghề nếu sau này bạn muốn xuất hóa đơn cho ngành nghề nào đó chưa có trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Đà Nẵng
– Khi bạn đã xác định được các vấn đề cơ bản trên, bạn sẽ phải suy nghĩ xem vốn điều lệ mình nên để là bao nhiêu.
Về quy định pháp luật thực tế không có yêu cầu phải chứng minh bạn có bao nhiêu vốn thì mới được đăng ký để mở công ty. Nhưng việc để vốn điều lệ, bạn nên cân nhắc cho phù hợp thực tế kinh doanh. Vốn điều lệ này sẽ quyết định mức thuế môn bài bạn phải đóng hàng năm.
Theo quy định của luật thuế, thì có 04 bậc thuế môn bài tương ứng 04 mức vốn điều lệ bạn đăng ký
Đó là:
Vốn điều lệ công ty dưới 02 tỷ, thuế môn bài là 1 triệu đồng/năm.
Vốn điều lệ công ty từ 02 tỷ đến dưới 05 tỷ, thuế môn bài là 1,5 triệu đồng/năm.
Vốn điều lệ công ty từ 05 tỷ đến dưới 10 tỷ, thuế môn bài là 2 triệu đồng/năm.
Vốn điều lệ công ty từ trên 10 tỷ, thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm.
– Nếu bạn lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc công ty cổ phần thì bạn có thể cân nhắc công ty có nên để công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật hay không. Vì quy định Luật doanh nghiệp mới cho phép công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, mỗi người đại diện theo pháp luật phải giữ những chức danh khác nhau trong công ty và nếu giám đốc đã là người đại diện theo pháp luật công ty thì phó giám đốc không được là người đại diện theo pháp luật nữa và ngược lại.

Bước thứ hai: tiến hành soạn hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty
Đối với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đà nẵng cũng như Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh khác, hồ sơ thành lập công ty tại Đà Nẵng sẽ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu chung được quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Trong thông tư này quy định rất rõ những biểu mẫu đề nghị cho từng loại hình doanh nghiệp. Bạn thành lập loại hình doanh nghiệp nào thì lựa chọn biểu mẫu tương ứng.
– Bản đăng ký điều lệ công ty. Một số Sở kế hoạch ở một số tỉnh đơn cử như Thành phố Hà Nội thì yêu cầu ghi là Dự thảo điều lệ công ty, vì chuyên viên Sở giải thích rằng công ty đang làm thủ tục đăng ký thành lập nên chỉ được gọi là Dự thảo điều lệ. Nhưng đối với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đà Nẵng  thì gọi là Điều lệ công ty. Cho dù gọi là Dự thảo điều lệ công ty hay là Điều lệ công ty thì cũng phải thể hiện được các nội dung chính trong bản đăng ký bao gồm: Tên công ty, loai hình công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin thành viên/cổ đông nếu có, thông tin người đại diện theo pháp luật, quyền lợi nghĩa vụ thành viên/cổ đông công ty, quyền lợi và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật, quản trị doanh nghiệp và chế độ tài chính công ty… Chủ doanh nghiệp và thành viên/cổ đông công ty có thể thêm những nội dung khác vào nhưng phải phù hợp quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Dự thảo điều lệ phải được tất cả các thành viên/cổ đông công ty ký từng trang và ký ghi rõ họ tên vào trang cuối cùng của điều lệ.
– Danh sách thành viên công ty/cổ đông sáng lập phải có đầy đủ thông tin thành viên/cổ đông công ty và phải được các thành viên/cổ đông công ty ký xác nhận. Mẫu danh sách thành viên/cổ đông cũng được hướng dẫn quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn tiến hành nộp tại bộ phận một cửa – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đà Nẵng và lấy giấy hẹn trả kết quả.

Bước thứ 3: Khắc dấu công ty và thông báo sử dụng dấu.
Thật ra, bước này không còn là bắt buộc, vì kể từ ngày 01/7/2015 Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực pháp luật thì doanh nghiệp được tự do quyết định về việc có sử dụng dấu hay không. Tự quyết định hình thức con dấu, màu dấu và nội dung, số lượng con dấu cho doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng dấu thì trước khi sử dụng dấu, doanh nghiệp phải thông báo mẫu dẫu doanh nghiệp đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đà Nẵng. Sau khi nhận được thông báo đăng tải mẫu dấu, Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đà Nẵng sẽ tiến hành scan mẫu dấu và đăng công khai trên trang bố cáo thành lập doanh nghiệp của hệ thống thông tin quốc gia.
Bước thứ 4: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập:
– Mở tài khoản ngân hàng công ty.
– Cài chữ ký số.
– Nộp mẫu 06, mẫu 08, mẫu 01 đến Chi cục thuế huyện/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Nộp thuế môn bài.

Như vậy, tôi đã liệt kê ra 4 bước cơ bản để thành lập một công ty tại Đà Nẵng. Nếu bạn có khó khăn gì về mặt thủ tục hành chính, ở bất kỳ giai đoạn nào, thì liên hệ với chuyên viên doanh nghiệp chúng tôi để được hướng dấn.
Chúc bạn thành công.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon