Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại TP Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại Đà Nẵng  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Đà Nẵng  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Đà Nẵng

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Trong bài viết này tư vấn Blue xin chia sẻ thông tin về thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng Sở Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép.

thu-tuc-cap-phep-kinh-doanh-van-tai-bang-oto
1. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải; hoặc

– Thông qua hệ thống bưu chính.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

+ Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

+ Phương án kinh doanh;

+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với DN, HTX kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

– Đối với hộ kinh doanh:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

3. Thời hạn giải quyết:

– 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

5. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Vận tải – Sở Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

6. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

– Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

7. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

9. Căn cứ pháp lý của TTHC:

– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

– Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon