Phân phối là hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm tại thị trường Việt Nam nhất là thị trường Đà Nẵng . Với chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động phân phối đang rất được quan tâm bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty luật Blue chúng tôi đưa ra một số thông tin quan trọng nhà đầu tư cần lưu ý như sau:
Khác với doanh nghiệp trong nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động bán hàng tại Việt Nam phải xin quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối. Hoạt động phân phối bao gồm bán buôn hoặc bán lẻ. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Từ ngày 11/01/2010 theo lộ trình cam kết của WTO nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ đại lý hoa hồng và thành lập chi nhánh thực hiện dịch vụ nhượng quyền thương mại, Việt Nam không có bất kỳ hạn chế nào về sản phẩm được phép phân phối miễn là các sản phẩm đó được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm:
- Dịch vụ đại lý hoa hồng;
- Dịch vụ bán buôn;
- Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp);
- Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên nhóm hàng hóa mà nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối (ở cả 04 hình thức phân phối) bao gồm một số mặt hàng (được liệt kê chi tiết) thuộc các nhóm sau đây:Lúa gạo, Đường mía, đường củ cải, Thuốc lá và xì gà, Dầu thô, dầu đã qua chế biến, Dược phẩm, Thuốc nổ, Kim loại quý, đá quý, Sách, báo, tạp chí, Vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu.
Theo Thông tư 08/2013/TT-BTP quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong phạm vi quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy trình xin giấy phép thành lập Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối.
Lĩnh vực phân phối là lĩnh vực đầu tư có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, thuộc vào lĩnh vực thực hiện theo thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tùy vào mặt hàng phân phối của Nhà Đầu tư, sau khi Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, hồ sơ sẽ được gửi xin ý kiến thẩm tra tại các Bộ, Sở chuyên ngành tương ứng, trong đó, việc được phép thực hiện hoạt động phân phối hay không sẽ phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương sau khi rà soát các điều kiện của nhà đầu tư.
Do đó, trong hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận đầu tư, ngoài các tài liệu thông thường, Nhà đầu phải nộp kèm các giấy tờ sau:
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;
- Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của Nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Các doanh nghiệp đang hoạt động ở các lĩnh vực khác, có thể điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư bổ sung thêm lĩnh vực phân phối trong hoạt động kinh doanh của mình khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên
Mặt hàng được phép phân phối.
Khác với doanh nghiệp trong nước khi đăng ký ngành nghề kinh doanh phân phối, doanh nghiệp trong nước có thể đăng ký các hoạt động bán buôn chung là bán buôn các mặt hàng điện tử, máy vi tính, điện lạnh…, Các mặt hàng phân phối mà Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện phải không thuộc danh mục cấm kinh doanh, danh mục hạn chế kinh doanh hoặc phải tuân theo lộ trình đối danh mục hàng hóa phân phối theo lộ trình. Ngoài ra, Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã tương ứng cho các mặt hàng dự kiến thực hiện hoạt động phân phối, và chỉ được phép thực hiện hoạt động phân phối cho các mặt hàng theo đúng mã đã đăng ký.
Thời gian cấp giấy phép
Theo quy định: thời gian cấp giấy phép cho hoạt động phân phối là 33 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian có thể bị kéo dài tùy thuộc vào thời gian thẩm tra và lấy ý kiến tại các cơ quan chuyên môn.