Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại TP Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại Đà Nẵng  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Đà Nẵng  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Đà Nẵng

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế Môn bài

Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác.

huong-dan-ke-khai-nop-thue-mon-bai
I, QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng nộp thuế

– Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;

– Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là các HTX);

– Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh ).. . hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế ( loại 13 số );

– Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể

2. Mẫu tờ khai thuế:

Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

3. Tờ khai hợp lệ: Tờ khai gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:

– Tờ khai được lập đúng mẫu quy định.

– Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại… của cơ sở kinh doanh.

– Được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai.

4. Nơi nộp hồ sơ khai thuế:

Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc như : Chi nhánh, cửa hàng… kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Người nộp thuế kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác… nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho chi cục thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú.

5. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai:

– Trường hợp người nộp thuế đang kinh doanh, thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm đó.

– Trường hợp người nộp thuế hoặc đơn vị trực thuộc của người nộp thuế bắt đầu kinh doanh, thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh

6. Trách nhiệm pháp lý của cơ sở kinh doanh đối với việc kê khai

Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc lập tờ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện các số liệu trên tờ khai là không trung thực, không chính xác, cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

II. HƯỚNG DẪN NỘP THUẾ MÔN BÀI SAU KHI ĐÃ LẬP TỜ KHAI:

1. Thời hạn nộp thuế

– Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch.

– Cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế.

– Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm.

– Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

2. Nơi nộp thuế

– Kho bạc Nhà nước hoặc

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời nộp thuế Môn bài cho các đơn vị trực thuộc đóng trên cùng địa phương cấp tỉnh.

– Các đơn vị trực thuộc, đóng trên địa phương cấp tỉnh khác với đơn vị chính thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở.

– Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác … nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi mình cư trú hoặc nơi mình được cấp ĐKKD.

3. Cách xác định ngày đã nộp thuế

Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:

1. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.

2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.

4. Thủ tục nộp thuế

– Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

– Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.

5. Cách ghi giấy nộp tiền vào NSNN

5.1 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (mẫu số C1-02/NS):

a) Dòng số CMND : Bỏ trống không ghi .

b) Dòng Đối tượng nộp tiền ; địa chỉ : Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của đối tượng đi nộp tiền

c) Dòng Đối tượng nộp thuế, Mã số thuế :Ghi đầy đủ tên, mã số thuế (nếu có) của đối tượng nộp thuế.

d) Dòng Nộp NSNN tại KBNN…, tỉnh, thành phố…: Ghi rõ tên KBNN và tên tỉnh, thành phố nơi đối tượng nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN

đ) Dòng Cơ quan quản lý thu: Ghi rõ tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp

e) Dòng “Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế) về …. tháng…năm: Ghi : « Tờ khai thuế môn bài năm… »

f) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi : « Nộp thuế môn bài ».

g) Phần ‘Kỳ thuế’ : Ghi năm nộp thuế môn bài

h) Chương, Loại, Khoản : Ghi tương ứng với loại hình doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo hệ thống Mục lục NSNN.

i) Mục : Ghi ‘016’

k) Tiểu mục : Ghi theo bậc thuế môn bài

01 : Nếu nộp thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 3

02 : Nếu nộp thuế môn bài từ bậc 4 đến bậc 6

99 : Bậc thuế khác

i) Số tiền thuế : Ghi số tiền thuế môn bài phải nộp.

5.2 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):

a) Các mục ‘ Đối tượng nộp tiền’, ‘Số CMND)’ ; ‘Địa chỉ’ ; ‘Đối tượng nộp thuế’ ; ‘ Mã số thuế’ ghi giống như giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt.

b) Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)… trích TK số…”: Ghi rõ tên Ngân hàng hoặc KBNN phục vụ đối tượng nộp, số tài khoản của đối tượng nộp.

c) Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số… của KBNN…”: Ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN…

d) Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)…”: Ghi rõ tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.

đ) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi « nộp thuế môn bài ».

e) Chương, Loại, Khoản, Mục, tiểu mục, kỳ thuế, số tiền thuế : Ghi như điểm 5.1 nêu trên.

V . CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT

Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi khai thuế quá thời hạn quy định.

– Phạt tiền từ 550.000 đồng đến 2.750.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý nhà nước chậm so với thời hạn quy định từ 5 ngày đến 90 ngày làm việc.

– Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 550.000 đồng đến 1.100.000 đồng.

– Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Mức phạt tiền từ 1.100.000 đồng đến 2.750.000 đồng.

– Mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế là 0,05% số tiền chậm nộp trên mỗi ngày chậm nộp.

– Mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu.

– Mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, ngoài ra tuỳ theo hành vi vi phạm còn bị phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.

Để biết các mức phạt cụ thể, Người nộp thuế có thể tham khảo thêm Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế./.

III, VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.
1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

2. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

3. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

4. Nghị định của chính phủ số 75 /2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 Về việc điều chỉnh mức thuế môn bài

5. Quyết định số 2476/QĐ-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

6. Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2008 của Chính phủ.

7. Thông tư số 42/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ tài chính

8. Thông tư số 113/2002/TT-BTC ngày 16/12/2002 hướng dẫn bổ sung thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh mức thuế môn bài

9. Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26/4/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với hợp tác xã

10. Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế

11. Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon