Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại TP Đà Nẵng  - Thành lập công ty tại Đà Nẵng  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Đà Nẵng  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Đà Nẵng

Thủ tục cấp giấy phép cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài

Người nước ngoài muốn mở cơ sở bán lẻ tại Việt Nam phải là doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, được quy định rõ trong Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và Thông tư số 08/2013/TT-BCT.

Gavel_Scales-of-Justice

Công ty tư vấn Blue đưa ra một số thông tin liên quan đến mở cơ sở bán lẻ tại Đà Nẵng – Việt Nam cho người nước ngoài như sau:

Đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này (khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP).

Đối với cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất: Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này (khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP).

Trình tự, thủ tục bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương (Số 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3), từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Biên nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kể từ ngày nhận được hồ sơ; Công Thương kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công Thương; Sở Công Thương quyết định việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, Công Thương phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

Bước 4: Doanh nghiệp căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (theo mẫu MĐ-4, Thông tư số 08/2013/TT-BCT)
  • Bản giải trình việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua kết quả làm việc của Hội đồng kiểm tra nhu cầu kinh tế theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BCT (trường hợp cơ sở bán lẻ cần tiến hành kiểm tra nhu cầu kinh tế).
  • Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (theo mẫu BC-3, Thông tư số 08/2013/TT-BCT);
  • Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
  • Số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ, 01 bản gốc và 02 bản photo

Việc thành lập cơ sở bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ.

Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

Mọi vấn đề chưa hiểu rõ hãy liên hệ với công ty tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon